Cập nhật Văn bản Pháp luật - Tháng 8 năm 2021

01 Tháng 9 2021 BY deepc

Từ đầu năm đến nay, đã có rất nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành. Chúng tôi muốn tổng hợp và thông tin lại các quy định nổi bật liên quan đến hoạt động của các Doanh nghiệp như sau:

Tăng cường quàn lý quy hoạch, trật tự xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng

DEEP C II contruction legal august 2021

Ngày 20/08/2021, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng (‘’HEZA’’) đã gửi Công văn số 3697/BQL-QHXD, 3700/BQL-QHXD và 3701/BQL-QHXD về việc tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trong các Khu Công nghiệp Đình Vũ, Hồng Đức và Hải Phòng.

Theo đó, nhằm tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng; chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, sai phép, tình trạng xây chen trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban đã yêu cầu trách nhiệm như sau:

Đối với công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp: Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và phát hiện vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng của chủ đầu tư các dự án thứ cấp, các nhà thầu xây dựng trong khu công nghiệp để có biện pháp và thông tin kịp thời đến HEZA. Tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc chủ đầu tư thứ cấp, nhà thầu xây dựng thực hiện đúng quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công.

Đối với nhà đầu tư dự án thứ cấp: Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quy hoạch và xây dựng; chỉ được thi công khi đã có Giấy phép xây dựng được cấp; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng.

Tạm trú trong Khu Công nghiệp và Khu Kinh tế

Temporary residence in Industrial Park and Economic Zone

Ngày 17/03/2021, UBND Thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND (“Quyết định 06”) quy định quản lý tạm trú đối với người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bản thành phố Hải Phòng. Theo đó, người nước ngoài được tạm trú trong khu công nghiệp, khu kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đối với khu Kinh tế (trừ Khu công nghiệp trong Khu kinh tế): Người nước ngoài làm việc, đầu tư, kinh doanh; và thành viên gia đình (gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái) được tạm trú tại khu kinh tế đó.

Đối với khu công nghiệp: Chỉ người nước ngoài làm quản lý, giám đốc vận hành, chuyên gia mới được cấp phép tạm trú tại các khu công nghiệp.

Nhà ở của người nước ngoài phải tách biệt với khu sản xuất và khu văn phòng, phải đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho nhà ở.

Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người nước ngoài; cam kết giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của khu công nghiệp và khu kinh tế.

Sau đó, ngày 07/04/2021, Ban Quản Lý Khu kinh tế Hải Phòng đã có Công văn số 1457/HD-BQL hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 06. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phối hợp theo dõi, định kỳ báo cáo (hàng Quý, 6 tháng và 12 tháng) việc thực hiện Quyết định số 06 của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp. Ban Quản Lý Khu kinh tế Hải Phòng sẽ phối hợp cùng với Công an Hải Phòng và các cơ quan liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện này của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới kể từ ngày Quyết định trên được ban hành.

Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2020

Investment law legal update August

Ngày 26/03/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (“Nghị định 31”) hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2020. Nghị định đã có hiệu lực thi hành ngay sau đó.

Nghị định 31 liệt kê danh sách các ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tiếp cận thị trường. Các ngành nghề kinh doanh này được chia thành: Danh mục gia nhập thị trường và Danh sách Cấm. Có 58 lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện nhất định mới được tham gia thị trường ; 25 lĩnh vực hoàn toàn đóng cửa với nhà đầu tư nước ngoài.

Nghị định này cũng nêu rõ việc bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật mà các văn bản trước đây chưa đề cập đến. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có sửa đổi dẫn đến thay đổi quy định ưu đãi đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư trước ngày sửa đổi có hiệu lực, thì các nhà đầu tư này sẽ được đảm bảo đầu tư theo quy định tại điều 13 – Luật Đầu tư.

Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định chi tiết về thủ tục cấp lại, đính chính thông tin trên Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư. Trường hợp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư bị mất hoặc bị hư hỏng, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

Ngoài ra, Nghị Định 31 còn quy định các quy định bổ sung khác liên quan đến điều kiện, thủ tục tạm ngừng/ chấm dứt dự án đầu tư, đối tượng ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp chế xuất,vv.

Để phù hợp với tình hình thực tế của người lao động nước ngoài, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP (“Nghị định 152”) hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng đã chính thức được Chính Phủ ban hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 2 năm 2021.

Blonde secretary sitting on table while office workers posing with thumbs up. Indoor portrait of happy asian manager in trendy shirt smiling in conference hall with foreign partners.

 

Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý:

1. Các trường hợp miễn giấy phép làm việc 

Nghị định 152 nêu rõ một số trường hợp được miễn giấy phép lao động, bao gồm những trường hợp sau:

      a) Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam;

      b) Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng (khoảng 130.400 USD) trở lên;

      c) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần có giá trị vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên;

      d) Chuyên gia, nhà quản lý, Giám đốc điều hành, người lao động có tay nghề nước ngoài đi làm việc tại Việt Nam dưới 30 ngày/chuyến và không quá 3 chuyến/năm;

      e) Người nước ngoài vào Việt Nam thành lập hiện diện thương mại của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với điểm a, b, c và d nêu trên, thì không phải làm thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động nhưng vẫn phải báo cáo với cơ quan lao động ít nhất ba ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiển bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

2. Thời hạn của giấy phép lao động và giấy miễn giấy phép lao động 

Thời hạn tối đa của giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động là hai năm và người lao động nước ngoài chỉ được phép gia hạn một lần cho thời hạn hai năm tiếp theo. Sau đó, hiểu rằng người lao động nước ngoài phải bắt đầu xin giấy phép lao động/ giấy miễn giấy phép lao động mới để tiếp tục làm việc tại Việt Nam.

3. Chứng chỉ chuyên gia không còn được chấp nhận 

Chứng chỉ chuyên gia do tổ chức ở nước ngoài cấp không được coi là tài liệu chứng minh chuyên môn. Thay vào đó, cần phải có bằng chứng về 05 năm kinh nghiệm cộng với chứng chỉ hành nghề tương đương với vị trí công việc tại Việt Nam.

4. Thời hạn của hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài

Theo Bộ luật Lao động, thời hạn của hợp đồng lao động của người nước ngoài không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động đó. Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là hai năm, thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài cũng tối đa là hai năm.

5. Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài

Theo quy định, trước ngày 05/07 và ngày 05/01 của năm sau, người sử dụng lao động phải nộp báo cáo định kỳ 6 tháng/năm về tình hình sử dụng người lao động nước cho cơ quan lao động có liên quan.

Lưu ý: Mục đích của tóm tắt này là để cung cấp thông tin. Nội dung theo đó không phải là lời khuyên pháp lý và không nên coi là lời khuyên chi tiết cho các trường hợp riêng lẻ

 

KẾT NỐI VỚI DEEP C